Thống kê của ONVIF.org cho biết đã có hàng triệu thiết bị CCTV của nhiều thương hiệu khác nhau hỗ trợ chuẩn ONVIF với hơn 30.000 profile khác nhau tính trên toàn cầu. Vậy chuẩn ONVIF là gì, lợi ích nó mang lại ra sao và khả năng hỗ trợ của ONVIF với thiết bị thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết.
ONVIF là gì ?
Năm 2008, ONVIF được Open Network Video Interface Forum, một diễn đàn toàn cầu phi lợi nhuận do các công ty hàng đầu trong lĩnh vực camera an ninh như Axis Communications, Bosch và Sony hợp tác thành lập với mục tiêu phát triển và duy trì các chuẩn mở cho các thiết bị video mạng như camera IP và đầu ghi hình.
Việc ứng dụng chuẩn ONVIF giúp thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau có thể tương thích và hoạt động cùng nhau mà không gặp vấn đề về kết nối hay phần mềm. Hiểu theo cách đơn giản, có thể xem ONVIF như một “ngôn ngữ” chung giúp các thiết bị trong ngành công nghiệp CCTV có thể “nói chuyện” với nhau.
Điều này mang lại sự linh hoạt hơn cho người dùng trong việc lựa chọn, tích hợp thiết bị vào hệ thống giám sát sẵn có, giảm thiểu rủi ro về tính tương thích và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Các profile ONVIF hiện tại
Thống kê của onvif.org cho thấy các thành viên của diễn đàn ONVIF đã cung cấp hơn 30.000 profile với hàng triệu thiết bị đã được triển khai trên thị trường toàn cầu. ONVIF phát triển các profile khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tính năng và bảo mật. Cụ thể:
- Profile A tập trung vào chức năng cấu hình và quản lý thiết bị.
- Profile C dành cho kiểm soát cửa ra vào và quản lý sự kiện.
- Profile D cho việc kiểm soát truy cập thiết bị ngoại vi.
- Profile G tập trung vào việc quản lý video lưu trữ và ghi hình, hỗ trợ các chức năng như tìm kiếm video và truy xuất dữ liệu.
- Profile M liên quan cho siêu dữ liệu và sự kiện trong các ứng dụng phân tích.
- Profile S cho camera IP và các thiết bị liên quan đến truyền phát video cơ bản.
- Profile T hỗ trợ các tính năng truyền phát video nâng cao.
Lợi ích ONVIF mang lại
Bằng cách quy chuẩn hóa phương thức mà thiết bị CCTV giao tiếp, chia sẻ thông tin với nhau, ONVIF đã tạo ra một môi trường tương thích tốt hơn. Các thiết bị tuân thủ chuẩn ONVIF có thể dễ dàng kết nối, trao đổi dữ liệu và cung cấp thông tin cho nhau mà không cần phải sử dụng các giao thức riêng biệt.
Tính tương thích cao. Nhờ việc tiêu chuẩn hóa mà các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể phối hợp làm việc một cách đồng bộ mà không gặp vấn đề về tính tương thích.
Đơn giản hóa quản lý. ONVIF cung cấp một nền tảng chung giúp việc kết nối và thiết lập thiết bị từ xa một cách đơn giản, nhanh chóng.
Mở rộng linh hoạt. Người dùng có thể lựa chọn thiết bị dựa trên nhu cầu mà không bị giới hạn bởi hệ sinh thái của một nhà sản xuất cụ thể.
Tăng cường bảo mật. Thiết bị đạt chuẩn ONVIF phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt như mã hóa giao tiếp, mật khẩu mạnh và xác thực người dùng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro từ các mối đe dọa mạng, đảm bảo hệ thống ổn định và đáng tin cậy.
Hạn chế của ONVIF
Bên cạnh những lợi ích kể trên, ONVIF cũng có một số điểm hạn chế mà người dùng cần lưu ý. Chẳng hạn:
Tính tương thích. ONVIF là chuẩn giao tiếp mở nên các nhà sản xuất có thể tùy chỉnh cách triển khai ONVIF nên thậm chí có trường hợp một số thiết bị chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong tiêu chuẩn ONVIF mà thôi. Điều này gây ra sự khác biệt, một số tính năng đặc trưng của sản phẩm không khả dụng khi kết nối chung.
Thiếu tính năng nâng cao. ONVIF chủ yếu tập trung vào các tính năng cơ bản như truyền video, âm thanh, hoặc điều khiển PTZ (Pan-Tilt-Zoom). Những tính năng nâng cao như phân tích video thông minh (AI) thường không nằm trong phạm vi hỗ trợ, khiến việc tích hợp trở nên phức tạp hơn.
Vấn đề bảo mật. Mặc dù ONVIF giúp kết nối các thiết bị dễ dàng, nhưng nó có thể trở thành lỗ hổng bảo mật nếu không được triển khai đúng cách. Các thiết bị cũ hoặc không được cập nhật thường dễ bị tấn công thông qua giao thức ONVIF.
Nguồn tham khảo: onvif.org
Dòng VigorSwitch của DrayTek hỗ trợ quản lý các thiết bị chuẩn ONVIF kể từ bản firmware 2.4.3 trở về sau. Với chuẩn ONVIF, VigorSwitch hỗ trợ kết nối và quản lý camera IP từ nhiều thương hiệu khác nhau, giúp người dùng dễ dàng mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống mà không cần lo lắng về tính tương thích.
DrayTek VigorSwitch không chỉ hỗ trợ chuẩn ONVIF mà còn kết hợp nhiều tính năng quản lý tiên tiến. Chẳng hạn khả năng tự động nhận diện chính xác các thiết bị ONVIF trong hệ thống qua tính năng quản lý tập trung. Hỗ trợ cấp nguồn PoE trực tiếp cho thiết bị qua cáp mạng, kiểm tra trạng thái kết nối và báo cáo sự cố khi phát hiện các lỗi kết nối của thiết bị.
VigorSwitch còn được tích hợp các tính năng bảo mật như VLAN, ACL, và 802.1X Authentication để cô lập và bảo vệ các thiết bị ONVIF khỏi các mối đe dọa mạng. Hỗ trợ mã hóa và kiểm soát truy cập, đảm bảo dữ liệu giám sát luôn an toàn.
Các dòng VigorSwitch có số lượng cổng lớn (16, 24, hoặc 48 cổng), người dùng có thể kết nối và quản lý số lượng lớn camera IP trong các dự án giám sát quy mô lớn như nhà máy, trường học, hoặc cao ốc đa năng.